Ngày 7/8, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) và Công ty Đường sắt Hà Nội (HMC) tiến hành dọn dẹp vệ sinh toàn tuyến, chuẩn bị những công tác cuối cùng trước ngày tuyến tàu điện Nhổn – Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào vận hành.
Tuyến đường sắt đô thị metro Nhổn – Ga Hà Nội dài 12,5 km với tổng mức đầu tư 34.826 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA. Trong đó, đoạn trên cao (Nhổn – Cầu Giấy) dài 8,5 km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy – ga Hà Nội) dài 4 km.
Dự án khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng sau nhiều lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới toàn tuyến là năm 2027, đoạn trên cao dự kiến vận hành thương mại vào đầu tháng 8/2024.
Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng.
Tại các nhà ga, hành khách có thể mua vé trực tiếp qua nhân viên…
…hoặc máy bán vé tự động
Quầy bán vé tự động được thiết kế màn hình cảm ứng, người đi tàu có thể chọn ga cần đến và kiểm tra giá tiền
Cũng giống như tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khi tới ga, hành khách thực hiện mua vé, để lên tàu hành khách sử dụng vé đi tàu bằng thẻ nhựa hoặc đồng xu. Mỗi vé tàu chỉ được quẹt 1 lần khi cửa ra vào mở
Vé đi tàu được thiết kế dưới dạng thẻ từ card
Vé ngày 24.000 đồng có giá trị trong một ngày và không hạn chế số lượt; vé tháng 200.000 đồng, ưu tiên học sinh, sinh viên 100.000 đồng/ tháng…
Trong 3 tháng đầu, giờ mở tuyến là 5 giờ 30 phút; giờ đóng tuyến là 22 giờ, giãn cách chạy tàu đều đặn 10 phút/chuyến
Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách sẽ điều chỉnh phù hợp
Vận tốc vận hành của đoàn tàu có thể lên đến 60 km/giờ
Đoạn trên cao của tuyến có chiều dài 8,5 km, từ Nhổn đến Cầu Giấy, bao gồm 8 ga:
Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8)
Đại diện MRB cho biết, đơn vị vẫn đang chờ quyết định ngày vận hành thương mại. MRB kỳ vọng tuyến có thể vận hành trong đầu tháng 8/2024.
Nguồn: Vov.vn